Phác đồ điều trị cầu trùng ở gà hiệu quả nhất

Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh rất phổ biến, bệnh thường có dấu hiệu và chuyển biến nhanh, làm cho gà bị tiêu chảy và gây chết hàng loạt. Để giảm tối thiểu hậu quả và thiệt hại cho trang trại, cần phải xác định kịp thời và phác đồ điều trị cầu trùng ở gà hợp lý. Để Châu Thành giúp bà con tìm ra giải pháp tốt nhất qua bài viết này nhé.

1/ Tình trạng bệnh cầu trùng ở gà và các nguyên nhân gây bệnh ?

Bệnh cầu trùng ở gà thường xuất hiện khi gà có dấu hiệu tiêu chảy. Nhưng bệnh này khó phát hiện được bởi vì giai đoạn đầu chưa biểu hiện chính xác. Thông thường dựa vào phân của gà mà bà con có thể xác định là gà có đang mắc bệnh cầu trùng không. Nếu gà đi phân có máu thì chắc chắn là gà đã bị mắc bệnh cầu trùng.

Tình trạng mắc bệnh cầu trùng ở gà có thể dựa vào thời gian. Thời gian sẽ được tính kể từ khi gà bị tiêu chảy có máu không quá 7 ngày.

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh cầu trùng ở gà bao gồm:

Do các loại cầu trùng như: Eimeria tenella ký sinh ở manh tràng và Eimeria necatrix ký sinh ở ruột non. 2 loại ký sinh này đều gây ra bệnh tiêu chảy ở gà.

Các triệu chứng khi gà mắc bệnh cầu trùng bao gồm:

Bệnh cầu trùng thường có 2 loại, bệnh cầu trùng ở ruột non hoặc cầu trùng manh tràng, cũng có thể 2 loại này ghép với nhau.

– Bệnh cầu trùng ở manh tràng là phổ biến nhất, thường xảy ra từ lúc gà 3 đến 7 tuần tuổi. Gà có biểu hiện kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, đi phân sệt có màu đỏ nâu hoặc có máu đỏ tươi

– Bệnh cầu trùng ở tá tràng ( ruột non ): Thường có dấu hiệu chảy thất thường, phân có lẫn máu đôi khi có máu đỏ tươi.

2/ Phác đồ điều trị cầu trùng ở gà

Có rất nhiều thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở gà, tuỳ vào tình hình và giá thành mà bà con có thể lựa chọn. Dưới đây Châu Thành sẽ gợi ý cho bà con phác đồ điều trị bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả nhất.

2.1/ Sử dụng kháng sinh, thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở gà Anticoc

ầu tiên việc sử dụng kháng sinh để trị bệnh, tiêu diệt vi khuẩn ký sinh trong cơ thể gà là quan trọng nhất.

ANTICOC dùng 10g/ 10 lít nước hoặc 100g/ 50kg thức ăn, dùng trong 3 ngày liên tiếp. Để tránh tình trạng quá lạm dụng thuốc, bà con có thể nghỉ 2 ngày, sau đó dùng liều tiếp theo 10g/20 lít nước và dùng liên tục 3 ngày.

2.2/ Sử dụng bồi dưỡng Vitamin K để cầm máu cho gà

Trong khi gà đang bị bệnh cầu trùng, thì sẽ có dấu hiệu gà đi phân có máu, lúc này việc cầm máu cho gà rất quan trọng. Nếu để mất máu quá nhiều thì làm cho gà chết nhanh hơn và thiệt hại nặng nề hơn.

Vitamin K cầm máu dùng với liều lượng 1g/ 1 lít nước uống hoặc trộn thức ăn 2g/ 1kg thức ăn. Trộn cho gà ăn liên tục đến khi gà hết xuất huyết.

Vitamin K là một sản phẩm cầm máu rất tốt hiểu quả, ngoài dùng để cầm máu bệnh cầu trùng ở gà ra thì Vitamin K còn được chỉ định dùng trong một số trường hợp như: Viêm ruột, Gumboro, dịch tả, hồng lỵ và khi phẫu thuật vật nuôi.

2.3/ Sử dụng kháng Ampi Colis điều trị kế phát bệnh khác

Ampi Colis rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cầu trùng ở gà. Nó có khả năng điều trị phân đỏ nâu hoặc phân ra máu kéo dài ngày. Điều trị bệnh tiêu chảy ở gà, các bệnh viêm nhiễm về đường ruột.

Liều dùng thì khá đơn giản, có thể pha với nước hoặc trộn thức ăn theo liều dùng sau: 1g/2 lít nước dùng trong 3 – 5 ngày. Đến khi gà hết bị tiêu chảy.

2.4/ Giải độc gan, thận cho gà sau khi dùng kháng sinh

Sau khi kết thúc phác đồ điều trị cầu trùng ở gà. Việc sử dụng kháng sinh thời gian dài gây ảnh hưởng đến thận và gan của gà rất nhiều. Chính vì thế, giai đoạn sau khi hết bệnh bà con cần phải giải độc gan thận cho gà càng sớm càng tốt.

Nếu tình trạng thận và gan tổn thương sẽ làm cho quá trình phát triển của gà bị chậm lại, tốc độ sinh trưởng phát triển không đồng đều.

Có thể sử dụng Bổ Gan Thận Đặc Biệt để tái tạo tế tào gan, thận. Giúp gà giải độc gan thận và bổ sung các vitamin thiết yếu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *