Bệnh bại huyết trên vịt và hướng điều trị hiệu quả

Bệnh bại huyết trên vịt là bệnh xuất hiện thường xuyên ở các trang trại chăn nuôi vịt hiện nay, gây thiệt hại kinh tế rất cao. Để kiểm soát bệnh bại huyết vịt hiệu quả, nhà chăn nuôi hãy cùng Mebipha tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng bệnh cũng như điều trị bệnh này nhé.

Nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt:

Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả.

Bệnh thường xuất hiện sau ngày mưa kéo dài, thời tiết nóng, ẩm ướt. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhưng ở vịt, ngan từ 2-6 tuần tuổi là dễ mắc bệnh nhất, tỷ lệ chết cao.

Triệu chứng của bệnh bại huyết trên vịt:

Thường có một số con vịt bị chết đột ngột,  thông thường tỷ lệ chết từ 5-10% nhưng có trường hợp tăng lên 50-100% nếu giai đoạn mắc bệnh bại huyết ghép thêm với bệnh khác (tụ huyết trùng, e.coli…).

 Vịt có các triệu chứng sau:

  • Vịt tiêu chảy phân trắng, sau đó chuyển qua màu xanh xám.
  • Sốt cao, bỏ ăn, suy yếu, mệt lả, vận động khó khăn.
  • Chảy nước mắt, nước mũi. Hen khẹc nhẹ.
  • Vịt bại liệt, 2 chân duỗi thẳng, đi lại khó khăn, kéo lết chân sau.
  • Rối loạn vận chuyển, bơi vòng tròn trên nước.
  • Đầu run giật ngoẹo về phía sau, run giật khi bị kích thích.
  • Viêm sưng khớp.

Bệnh tích

Gan sưng to, bề mặt gan xuất huyết hoại tử lấm tấm và phủ một lớp màu trắng đục.

Lách sưng to, hơi mất màu hoặc xuất huyết có dạng hình đá hoa cương.

Viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp.

Phòng bệnh bại huyết trên vịt

Bước 1: Vệ sinh và sát trùng

– Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài.

– Ngoài chuồng: Rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm tạo vành đai nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.

– Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.

– Sát trùng chuồng trại định kỳ

Trong giai đoạn úm, nên nhốt vịt con trên sàn, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước mặt sớm để tránh lây nhiễm vi khuẩn E.coli có trong nước, cho vịt tắm trên sàn.

+ Sử dụng nước sạch, mát cho vịt con uống, không sử dụng nước ao, hồ để pha thuốc kháng sinh hoặc thuốc bổ trợ.

Bước 2: Kiểm soát bệnh bằng kháng thể

Dùng kháng thể cho vịt con ngay từ khi mới bắt về, cho uống trong 5 ngày liên tục. Dùng định kỳ 2-3 tuần dùng 1 đợt 3-5 ngày liên tục.

Bước 3: Kiểm soát bệnh bằng kháng sinh phòng bệnh

Sử dụng một trong các loại kháng sinh có thể điều trị được bệnh bại huyết bao gồm: Penicillin, Amoxicillin, Cephalosporin (Ceftriaxone, Cefotaxime, Ceftiofur, Cefuroxim), Lincomycin,..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *