Theo thống kê của FAO, sản lượng tôm nuôi toàn cầu đạt 4,2 triệu tấn vào năm 2011. Tuy nhiên, sau đợt bùng phát EMS (Hội chứng tôm chết sớm) ở Trung Quốc vào năm 2009, sản lượng tôm giảm 6% trong khoảng 2011 đến 2013. Tính đến năm 2016, mặc dù các cường quốc nuôi tôm đã dần phục hồi sau ảnh hưởng của EMS và sản lượng toàn cầu có thể tăng trưởng ở mức 4,2% (GOAL, dự báo năm 2016), các bệnh ở tôm vẫn là vấn đề nghiêm trọng và nan giải trên thế giới. Ngoài các bệnh do vi khuẩn và vi-rút gây ra trong quá khứ, chúng tôi cũng chứng kiến nhiều bệnh mới trong những năm gần đây, trong đó bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra ở tôm biển trở thành mối quan ngại lớn nhất. (Yang Minghua, Zheng Jinhua, Chen Zizhen, 2016.)
Được phân loại rất gần với nấm, EHP là một loại ký sinh trùng nội bào bắt buộc. Năm 2004, EHP xuất hiện đầu tiên ở Thái Lan, một loại vi bào tử trùng ức chế tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon); sau đó, Tourtip và các cộng sự đã tách mầm bệnh khỏi tôm chậm lớn để tiếp tục mô tả và đặt tên cho loài vi bào tử trùng này. Sau đó, phát hiện thêm nhiều trường hợp nhiễm EHP ở tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và tôm xanh (Penaeus stylirostris) nuôi (Tang và các cộng sự, 2015). Sự khác nhau giữa EHP và các vi bào tử trùng khác là EHP phá hủy các tế bào biểu mô hình ống ở gan tụy của tôm, do đó cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng bình thường của chúng. Mẫu cắt mô gan tụy với thuốc nhuộm Haematoxylin và Eosin (H&E) cho thấy các thể vùi trong tế bào chất, trong khi đó các bào tử hình ovan hoặc elip có kích thước 1,1±0,2~0,6-0,7±0,1 μm có thể tạo thành đám. Đôi khi, chúng tôi quan sát được các bào tử di chuyển từ các tế bào bị phân rã vào lòng ống. Nhờ màn hình điện tử nhìn xuyên thấu, có thể quan sát thấy bào tử có đơn nhân. Dưới kính hiển vi điện tử truyền dẫn (TEM), chúng tôi quan sát được bào tử có đơn nhân, một không bào phía sau và đĩa gắn vào sợi cực. Có 5-6 sợi cực bao quanh thành dày đặc electron. (Tourtip và các cộng sự, 2009).
NHUỘM KIỂM TRA EHP
Ảnh chụp hiển vi tế bào biểu mô hình ống Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên gan tụy của tôm sú nhiễm bệnh.
(E) Phần bán mỏng của mô gan tụy cho thấy plasmodium ở giai đoạn sớm và trưởng thành (a) và bào tử trưởng thành (b) trong tế bào chất của tế bào biểu mô hình ống. Một số bào tử có những đốm không màu thể hiện bề mặt lõm của chúng ở một đầu (b).
(A) Thuốc nhuộm Hematoxylin;
(C) Thuốc nhuộm Trichrome;
(D) Thuốc nhuộm H&E;
(E) Thuốc nhuộm xanh Toluidine;
(ePm) plasmodium ở giai đoạn sớm;
(lPm) plasmodium ở giai đoạn trưởng thành. (Tourtip và các cộng sự, 2009)
Vật chủ mang vi bào tử trùng và phương thức lây lan
Hiện nay, các trường hợp nhiễm EHP được phát hiện tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Brunei, và cũng có thể ở Philippines và Mexico. Tỷ lệ nhiễm bệnh này ở Thái Lan là 49% (Flegel và các cộng sự, 2014). Nhìn chung, phần lớn các khu vực nhiễm bệnh này đều ở châu Á, điều này có thể do tính chất bệnh hoặc do các biện pháp an toàn sinh học và phòng ngừa bệnh dịch ở các khu vực khác nghiêm ngặt hơn. Hầu hết, EHP chủ yếu lây qua thức ăn tươi sống (như Nereis Spp.) và tôm sống nhập khẩu từ các vùng dịch. Do các khu vực sản xuất Nereis Spp. thường lẫn với các khu vực nuôi tôm nên quá trình luân chuyển Nereis Spp. có thể dễ dàng lây nhiễm chéo bệnh cho tôm. Ở Thái Lan, dù sử dụng tôm chân trắng giống SPF nhập khẩu hay tôm giống nuôi trong nước từ tôm chân trắng SPF giống nhập khẩu, EHP đều không được phát hiện trước khi thả giống. Tuy nhiên, không lâu sau, các trường hợp tôm nhiễm bệnh đã được xác nhận trong ao nuôi, nghĩa là mầm bệnh có thể đã tồn tại sẵn từ trước trong nước và do đó dễ dàng dẫn tới lây nhiễm theo chiều ngang. Các học giả cũng nghi ngờ rằng EHP có thể đã được phát triển trong nước và có liên quan tới ngành nuôi tôm sú trong nước từ nhiều năm nay (Rajendran và các cộng sự, 2016; Tangprasittipap và các cộng sự, 2013). Lây nhiễm ngang EHP đã được chứng minh có thể là do ăn phải tôm bệnh hoặc do cộng sinh (Han, 2016; Tang và các cộng sự, 2016; Tangprasittipap và các cộng sự, 2013).
Phương thức lây nhiễm
Chiều Ngang
Thức ăn tươi sống, ăn phải tôm bệnh
Chiều Dọc
Chưa được kiểm chứng
EHP VÀ SỰ CHẬM LỚN
Do EHP sống ký sinh trong lòng ống của các tế bào biểu mô gan tụy của tôm nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và lưu giữ chất dinh dưỡng thông thường của gan và tụy. Mặc dù chưa chắc khiến tôm chết nhưng EHP thường được ghi nhận là nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn. Các học giả cho rằng EHP đã phổ biến ở châu Á nhiều năm qua nhưng chưa được chú ý do người ta tập trung nhiều hơn vào EMS, bệnh gây ra tỷ lệ tôm chết và tỷ lệ nhiễm cao hơn.
Dù trong những năm gần đây đã có chiến dịch hiệu quả để xử lý vấn đề tôm chết sớm, nhưng những con tôm còn sống phát triển rất hạn chế và không đồng đều. Việc không rõ nguyên nhân gây bệnh dẫn đến tình thế tiến thoái lưỡng nan là có nên thu hoạch tôm hay không và cuối cùng, dẫn đến tổn thất nghiêm trọng, đồng thời gián tiếp làm giảm sản lượng xuất khẩu tôm chân trắng của châu Á trong những năm này. Liu và các cộng sự (2015) đã tiến hành PCR định lượng theo thời gian thực để xác minh ADN ribôxôm tiểu đơn vị nhỏ (SSU rDNA) của EHP trong ADN của biểu mô gan tụy từ ba lô mẫu thử thu được trên tôm chân trắng (vannamei) tại Giang Tô, Hải Nam và Sơn Đông, Trung Quốc. Kết quả cho thấy nồng độ EHP (copies/ng HP DNA) tương quan nghịch với tốc độ tăng trưởng của tôm chân trắng. (Yang Minghua, Zheng Jinhua, Chen Zizhen, 2016.)
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA EHP
Tôm nhiễm EHP không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên có thể làm chậm quá trình điều trị và khiến dịch bệnh lây lan. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả EHP. Khi đã xác định nhiễm bệnh, thường là tôm sẽ không thể khỏi, nên cách duy nhất để xử lý là kiểm soát dịch bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sinh học từ khâu nhân giống đến nuôi trồng.
- Quản lý tôm giống
- Xét nghiệm PCR để xác nhận tôm giống không nhiễm bệnh.
- Đảm bảo thức ăn tươi sống không nhiễm EHP trong giai đoạn chọn lựa.
- Khử trùng vật dụng
- Các vật dụng trong trang trại và ao nuôi phải được khử trùng trước khi sử dụng
- Quản lý môi trường và chất lượng nước
- Tăng cường xả nước thải để tránh tình trạng giảm chất lượng nước trong ao nuôi.
- Thêm men vi sinh vào nước trong ao để ngăn ngừa mầm bệnh hoặc vi khuẩn phát triển.
- Tránh dùng thuốc bừa bãi vì sẽ làm hỏng gan tụy của tôm.
- Kiểm soát bệnh
- Sử dụng thức ăn chăn nuôi của Grobest ngay từ đầu giai đoạn thả giống để tăng cường khả năng miễn nhiễm của tôm.
- Vớt hết tôm chết để tránh lây nhiễm chéo.
- Sử dụng tôm giống SPF chất lượng cao (dựa trên phương pháp xét nghiệm PCR).
- Thức ăn chăn nuôi của Grobest:
- Tăng cường khả năng miễn nhiễm của ruột, bảo vệ đường ruột, tăng hương vị thức ăn và khả năng kháng lại bệnh của tôm;
- Kích thích chức năng miễn dịch không đặc hiệu của tom, tăng cường khả năng miễn dịch không đặc hiệu, giảm nguy cơ nhiễm bệnh do vi-rút và tác động rõ rệt tới việc phòng ngừa bệnh ở tôm;
- Chứa đầy đủ vitamin và các amino axit giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho tôm, đáp ứng nhu cầu về enzym và các yếu tố vi lượng của tôm, thúc đẩy trao đổi chất và giúp duy trì sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh ở tôm;
- Chứa các glucan chọn lọc giúp tăng cường cấu trúc hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy trao đổi chất, bảo vệ các tế bào khỏi gốc tự do, duy trì trao đổi chất của tế bào bình thường và tăng cường sức đề kháng;
- Thúc đẩy quá trình sản sinh các enzym tiêu hóa, có thể tăng cường tiêu hóa và có chức năng chống oxy hóa để thúc đẩy hiệu quả tăng trưởng;
- Tăng khả năng kháng bệnh của vật nuôi và khả năng phục hồi của tế bào, đồng thời có thể ngăn chặn các bệnh gây ra do stress.
PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG
- Các chỉ số chất lượng nước bao gồm amoniac < 0,3 ppm, nitrit < 1 ppm, DO ≥ 4 ppm, pH 7,5-8,5. Khi chất lượng nước bất thường, hãy sử dụng tác nhân xử lý chất lượng nước của Grobest như vi khuẩn PSB và EM để điều chỉnh chất lượng nước; sử dụng cùng thức ăn chăn nuôi.
- Hướng dẫn sử dụng
- Trong giai đoạn ương (< DOC 30): 15 ngày liên tục
- Phòng ngừa: 5-7 ngày liên tục, sử dụng hai tuần một lần
- Trước mùa có nguy cơ cao: 15 ngày liên tục, sử dụng trước mùa dịch bùng phát hoặc có thay đổi môi trường