VITAMIC C RẤT CẦN CHO TÔM CÁ

Tôm, cá nuôi thường mắc nhiều loại bệnh do tác động môi trường và nguồn dinh dưỡng. Vitamin C là một trong những nhân tố thiết yếu hỗ trợ tôm, cá sinh trưởng và đối phó bệnh tật, nhất là trong mùa lạnh.

Vitamin C có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, tham gia quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, nhờ việc tạo collagen; tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá, tổng hợp corticoseroids là chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá với sự thay đổi môi trường; ở giai đoạn ấu trùng, tôm, cá cần nhiều Vitamin C hơn giai đoạn trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ sinh trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của ấu trùng. Những ngày rét, lạnh, càng cần bổ sung Vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho tôm cá nuôi.

Vitamin C hỗ trợ tôm, cá sinh trưởng và phát triển tốt (BP-Vit C)

Thiếu Vitamin C sinh nhiều bệnh lý

Đối với tôm thiếu Vitamin C, sẽ xuất hiện các vùng cơ màu đen dưới lớp vỏ kitin ở mặt lưng của phần bụng, ở các chân bơi, chân bò và các vệt đen trên mang tôm. Các vết đen có thể xuất hiện ở dạ dày, ruột. Tôm bị bệnh thể hiện sự bỏ ăn, kém ăn, khả năng chịu sốc giảm, mẫn cảm hơn với các loại mầm bệnh thứ cấp khác nhau, khả năng tái tạo vết thương giảm nên quá trình hồi phục chậm lại.

Cá nuôi bị thiếu Vitamin C thường thể hiện qua dấu hiệu: các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, xung quanh miệng và mắt; màu sắc cơ thể chuyển sang đen tối. Cá bị bệnh thì giảm sinh trưởng; đồng thời, giảm khả năng chống chịu sốc và sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh.

Bổ sung Vitamin C

Trong thành phần thức ăn tổng hợp đã có một lượng vitamin tổng hợp; nhưng trong quá trình chế biến, bảo quản, Vitamin C đã bị thất thoát rất nhiều. Do vậy, nếu không bổ sung, có thể vật nuôi sẽ xuất hiện bệnh lý như trên. Lượng Vitamin C cần bổ sung cho động vật thuỷ sản rất khác nhau, tuỳ theo từng đối tượng nuôi và từng loại Vitamin C.

Đối với tôm, bổ sung Vitamin C bằng cách: Hòa tan sản phẩm Vitamin C với nước, rải lên thức ăn với liều lượng 1 kg Vitamin – C/ 500 kg thức ăn, trộn đều; sau đó dùng chất kết dính Binder tạo sự kết dính bao bọc thức ăn giúp tôm ăn hiệu quả; nên dùng từ lúc thả Post đến lúc thu hoạch.

Đối với cá: Hòa tan Vitamin – C với nước, rải lên thức ăn với liều dùng 2g Vitamin- C/1kg thức ăn, trộn đều và dùng chất kết dính áo bên ngoài, hoặc trộn trực tiếp vào thức ăn chế biến tại khu vực nuôi. Nên dùng 3 lần/tuần, từ lúc nuôi đến thu hoạch.

Thời tiết tiết ngày càng phức tạp, lúc mưa lúc nắng, nhiệt độ môi trường thay đổi là yếu tố gây ra sự suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của các đối tượng thủy sản, nếu không có biện pháp quản lý tích cực thì chúng rất dễ bị mắc bệnh. Chính vì thế, người nuôi cần đặc biệt lưu ý bổ sung vitamin C cho các đối tượng nuôi này. Vai trò của vitamin C trong thủy sản thể hiện rõ nhất trong quá trình tổng hợp nên chất collagen và một số vi lượng khác. Vitamin C giúp cá, tôm tăng miễn dịch, giảm stress, chống chọi tốt trước tác động của môi trường.

1. Vai trò của Vitamin C
          Vitamin C (Acid Ascorbic) rất cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen và cartilage ở động vật có xương sống. Bên cạnh đó, Vitamin C được xem như là chất kháng ôxy hóa, kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu thường gặp và giảm stress. Cá và giáp xác không có khả năng tổng hợp Vitamin C do thiếu enzym L-gulono-lactone oxidase, mà thường hấp thu từ thức ăn.
          2. Khả năng miễn dịch: Vitamin C thuộc top danh sách miễn dịch tự nhiên cho cơ thể cá/tôm. Vitamin C có tính chất kích thích miễn dịch và đáp ứng miễn dịch. Vitamin C bảo vệ hệ thống miễn dịch cho cá/tôm bằng cách khuyến khích hoạt động của các tế bào miễn dịch bao gồm bạch cầu trung tính và đại thực bào. Collagen giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau gây ra bởi vi khuẩn và virus. Chất nhầy giúp ngăn ngừa các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể qua da, mang và niêm mạc đường tiêu hóa. Vitamin C ngăn chặn vi khuẩn bám vào tế bào biểu mô. Nồng độ vitamin C trong tế bào bạch cầu cho phép hệ thống miễn dịch hoạt động tốt bằng cách cung cấp chất chống lại và bảo vệ sự tổn thương oxy hóa các gốc tự do sinh ra trong hoạt động của cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.
                3. Biểu hiện tôm, cá thiếu Vitamin C
           Khi cá thiếu Vitamin C sẽ dẫn đến việc giảm ăn, yếu và hoạt động kém, nặng hơn là bị biến dạng cấu trúc, dị tật xương sống… hay xuất hiện hiện tượng xuất huyết gốc vây và da, mất sắc tố ở da, tổn thương da và hàm lượng khoáng giảm ở cá rô phi. Ở tôm, thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, tăng thời gian biến thái.
          4. Cách sử dụng Vitamin C trong môi trường thủy sản:
          Vitamin C có đặc điểm là tan nhanh trong nước, nếu đưa thẳng xuống ao, bể nuôi thì hiệu quả sẽ không cao. Do đó, bà con nên hòa với nước rồi trộn vào thức ăn cho cá/tôm. Đối với vitamin C, thiếu hay thừa đều không tốt, xác định đúng liều lượng sử dụng là việc làm tất cần thiết.
          Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại Vitamin C, khoảng 500 – 1.000 mg/kg thức ăn. Đồng thời, nên định kỳ bổ sung khoảng 10 – 15 ngày/lần; khi cá bị bệnh cần tăng thêm liều lượng và bổ sung 5 – 7 ngày liên tục.
          Hiện nay, trên thị trường thuốc thủy sản trong nước có rất nhiều sản phẩm cung cấp Vitamin C cho tôm, cá với nhiều loại và tỷ lệ hàm lượng khác nhau. Hàm lượng Vitamin C của các công ty sản xuất có thể là 10%, 15%, 20%, 25% hoặc 30%. Với các hàm lượng khác nhau thì việc bổ sung cho tôm cá nuôi cũng sẽ khác nhau về liều lượng. Hàm lượng Vitamin C cao thì lượng bổ sung thấp hơn và ngược lại.
          Thông thường, trên thị trường nếu hàm lượng Vitamin C là 20% thì liều lượng cho tôm, cá ăn khoảng 3 – 6 g/kg thức ăn, để tạt xuống ao là 0,5 – 1 kg/1.000 m3 nước. Người nuôi cần tìm mua tại các công ty có uy tín để có các sản phẩm chất lượng và hiệu quả.
          Để xác định đúng liều lượng, bà con nên cân trước khi phối trộn, căn cứ theo lượng cá, tôm trong ao mà xác định liều sử dụng phù hợp. Thêm vào đó, xác định lượng nước để hòa tan vita C, trung bình 1kg thức ăn sử dụng 100ml nước, không nên sử dụng nhiều nước sẽ làm viên thức ăn chìm xuống cá không sử dụng được.
          Sau khi phối trộn vitamin C với thức ăn, bà con tiến hành cho ăn.
          Thời điểm cho ăn: vào mùa hè cho ăn vào buổi sáng, mùa đông cho cá ăn vào buổi chiều, lúc này nhiệt độ nước tăng lên cá sẽ ăn nhiều hơn. Ở cá, khi nhiệt độ dưới 18 độ C cá giảm ăn nhiều và dưới 15 độ C thì cá ngừng ăn. Vào mùa đông nhiệt độ nước trên 20 độ C thì bà con nên tranh thủ cho cá ăn. Đối với cá lớn, kĩ thuật phối trộn vita C vào thức ăn cũng tương tự như cá nhỏ, bà con nên lưu ý chọn cỡ thức ăn cho phù hợp với cỡ miệng của vật nuôi.
          Lưu ý, nên bổ sung Vitamin C với thuốc bổ, men tiêu hóa nhằm tăng sức đề kháng cho cá, tôm trước khi cho chúng dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Ngoài ra, không nên sử dụng Vitamin C cùng với các loại kháng sinh điều trị bệnh như ampicilin, amoxycilin…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *