Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về edta và công dụng của chất này. Chúng ta sẽ tìm hiểu edta là gì. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản. Edta là một loại hoá chất thường ở dạng tinh thể màu trắng hoặc dạng bột, màu trắng. Được dùng trong xử lý nước cấp, ương tôm, cá giống hay tôm cá thương phẩm. Chất này có thể khử được các kim loại nặng như thuỷ ngân, chì,…lẫn bên trong ao nuôi. Đồng thời cũng giúp làm mềm nước cứng, cân bằng độ pH, độ kiềm của nước.
edta
Edta có công thức hoá học là C10H16N2O8. Là một loại axit hữu cơ mạnh dùng để cô lập các kim loại nặng có giá trị II và III, không bay hơi và dễ dàng hoà tan trong nước. Khoảng hơn 20 năm về trước, edta đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Trong ngành công nghiệp, edta như một chất tẩy rửa, làm sạch nước. Trong ngành công nghiệp giấy, edta tham gia vào quá trình làm trắng giấy. Trong lĩnh vực trồng cây, edta cũng góp phần làm tăng dinh dưỡng cho cây trồng. Hay cả trong lĩnh vực làm đẹp. Edta cũng có trong các loại mỹ phẩm hầu giúp duy trì chất lượng sản phẩm và đảm bảo các dưỡng chất không bị mất đi.
công thức edta
Tác dụng của edta trong nuôi tôm:
Như chúng tôi đã đề cập ở trên, edta được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Vậy còn tác dụng của edta trong nuôi tôm là gì?
Sử dụng BP-Thioedta trong ao tôm
Trong ao nuôi tôm có rất nhiều khí độc như NH2, NH3, H2S làm cho tôm bị suy yếu, giảm đề kháng dẫn đến dễ mắc bệnh, giảm ăn,… Các khí độc có trong ao nuôi này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
· Ao nuôi ở vùng ngập mặn có nhiều xác cây sú vẹt. Hơn nữa một số ao được lót bạt qua nhiều vụ nuôi, chất hữu cơ dưới đáy ao hòa vào nước làm thiếu oxy tầng đáy và xuất hiện nhiều khí độc trong ao nuôi.
· Chất thải trong của tôm sản sinh ra 1 lượng khí độc, đặc biệt là H2S và NH3 rất nguy hiểm cho tôm nuôi.
· Mưa cũng là một trong những nguyên nhân để khí độc có điều kiện tiếp xúc với tôm
- Tiếng mưa lớn làm cho tôm chủ yếu tập trung xuống đáy ao nuôi, nơi thiếu oxy và có nhiều chất thải, khí độc.
- Nhiệt độc khi trời mưa thường giảm nên tôm có xu hướng di chuyển đến khu vực chất thải vì nước ở khu vực có chất thải sẽ ấm hơn, điều này làm tôm bị ảnh hưởng bởi khí độc.
- Khi thời tiết có ít ánh nắng mặt trời, nhiều mây, trời âm u, tảo trong ao nuôi không có ánh sáng để quang hợp. Vì thế tảo sẽ chuyển qua quá trình hô hấp và điều này làm cho oxy hòa tan trong ao nuôi giảm xuống thấp.
- Mưa cũng làm tăng axit trong nước, dẫn đến làm giảm độ pH, tăng tính độc của H2S trong chất thải tôm. Khi pH = 5 thì H2S sẽ cực độc và khi pH = 10 thì H2S không độc.
- Khi mưa lớn kéo dài làm phân tầng, tầng nước ngọt phía trên và tầng nước mặn phía dưới, điều này làm thiếu oxy tầng đáy, tôm sẽ dễ stress.
- Mưa kèm theo gió lớn làm mặt nước bị dậy sóng. Điều này sẽ tạo ra luồng nước ở dưới đáy ao, khuấy động đáy ao nuôi làm tróc lớp bùn mỏng bảo vệ mặt đáy, khí độc H2S sẽ thoát ra phủ khắp đáy ao. Quá trình thu tỉa tôm, vớt tôm chết của người nuôi cũng tương tự như vậy làm xáo trộn đáy ao, làm khí độc có điều kiện thoát ra từ lớp bùn đáy.
· Khi tôm lột xác chúng cũng thường tập trung ở khu vực chất thải, nơi tiềm ẩn khí độc vì thế dễ bị ảnh hưởng của khí độc.
Khí độc rất nguy hiểm cho tôm vì chỉ cần 0,01 ppm khí độc H2S cũng có thể làm chết tôm. Khí này gây hại cho tôm nhiều hơn so với những khí độc khác như NO2, NH3,… Và hiện nay trên thị trường cũng chưa có loại thiết bị nào giúp nhận diện và loại bỏ khí H2S trong ao nuôi. Khi khí độc trong ao nuôi nhiều, tôm có hiện tượng nổi đầu hàng loạt, kéo đàn, bơi lờ đờ trên mặt nước, bỏ ăn và yếu. Nếu không được xử lý kịp thời, tôm sẽ bị nhiễm bệnh và chết.
· Tác dụng của edta:
– Khử các kim loại nặng tồn lưu trong ao nuôi giúp tôm dễ lột xác.
– Giảm độ nhờn, váng bọt, làm lắng các cặn bã, chất lơ lững trong ao nuôi, tiêu hủy các độc tố của tảo.
– Phân giải độc tố sau khi sử dụng các hóa chất khác cần thiết cho nuôi tôm. Chống sốc khi môi trường thay đổi (mưa, gió).
– Ổn định độ kiềm, độ pH trong ao nuôi
– Giảm phèn, cải thiện chất lượng ao nuôi. Lấy đi các khí độc như NO2, NH3, H2S,…trong ao giúp tôm không nhiễm độc và mắc bệnh.
· Liều dùng và cách dùng edta:
Xử lý nước trong trại tôm giống, liều lượnng edta thường được áp dụng là từ 5-10 ppm. Trong khi xử lý nước trong nuôi tôm thịt, đặc biệt đối với những ao nuôi có độ mặn thấp và đất bị nhiễm phèn. Khi cấp nước vào ao khoảng 0,8-1 m, nhận thấy nước có độ kiềm thấp, có màu vàng nhạt, người chăn nuôi có thể sử dụng edta ở liều 2-5 kg/1.000 m2 để xử lý trước khi bón vôi để nâng độ kiềm cho ao nuôi. Trong quá trình nuôi có thể sử dụng edta với liều thấp hơn 0,5-1 ppm. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm phối chế có chứa thành phần edta. Người nuôi có thể chọn lựa và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đã được ghi sẵn trên bao bì.
Dùng BP-Thioedta trong ao tôm
Edta có độc không?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên. Edta là một loại axit mạnh được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Vậy edta có độc không và có những khuyến cáo gì trong khi sử dụng edta?
Tới thời điểm hiện nay. Chúng ta hầu như sử dụng edta mỗi ngày.(Edta như 1 chất bảo quản có trong các loại mỹ phẩm, xà phòng, dầu gội, thuốc nhuộm – tẩy tóc…). Tuy nhiên vẫn ở mức độ cho phép và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ người tiêu dùng. Theo như các báo cáo khoa học. Edta có tác động xấu đến quá trình sinh sản của chuột khi tiếp xúc với edta qua đường miệng (ăn, uống). Còn việc tiếp xúc với edta qua da tay thì mức độ nguy hiểm thấp hơn rất nhiều.
Người chăn nuôi tôm khi nên đeo đồ bảo hộ. Tránh để da tay tiếp xúc với chất này để đảm bảo sức khoẻ của bản thân.