Các bệnh thường gặp ở gan tôm và nguyên nhân:

Tôm bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng được xác định là do vi khuẩn có độc lực cao. Tôm thẻ bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhạt đến trắng, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm thường bị mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết khá cao.

bệnh thường gặp ở tôm

Tôm bị bệnh teo gan

Bệnh teo gan trên tôm thẻ, gan tôm thẻ bị nhỏ lại, có màu đen và chai hoặc dai. Tách gan tôm thẻ thấy bị teo, gan tôm thẻ không vỡ, còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn thì gan tôm dai như cao su.

Tôm bị teo gan, khi chết ruột bị rỗng, gan có màu đen, còn nguyên khối. Tôm chết rải rác, và không rầm rộ. Số tôm chưa nhiễm bệnh thì vẫn ăn bình thường. Nếu thời tiết tốt, sức khỏe tôm sẽ tăng lên, tôm thẻ có thể không bùng phát bệnh và có thể vượt qua được nếu như được chăm sóc tốt.

Tôm bị bệnh nhũn gan

Tôm thẻ bị bệnh gan và gan tôm thẻ nhũn, dễ vỡ, gan của tôm có màu vàng nhạt. Khi tách gan tôm thẻ ra khỏi đầu tôm, gan sẽ vỡ, chất dịch chảy ra, không còn được nguyên khối nữa.

Nếu tôm thẻ chết mà gan nhũn, hãy cố gắng quan sát mặt nước ao nuôi tôm thẻ khi cho tôm ăn, nếu thấy trên mặt ao nuôi có biểu hiện tôm búng thẳng đứng từ 2 đến 4 lần so với mặt nước ao, thì ta nên thu ngay, không được chần chừ và suy nghĩ gì nữa. Bởi biểu hiện đó cho thấy bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng.

Những cách phòng bệnh gan trên tôm hiệu quả

  • Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả tôm theo đúng quy trình, áp dụng theo các phương pháp an toàn sinh học.
  • Lựa chọn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ chất dinh dưỡng và điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm để tránh dư thừa tạo điều kiện phát triển cho các loài vi khuẩn.
  • Lựa chọn mua giống tốt, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh trước khi thả xuống ao nuôi.
  • Duy trì hàm lượng oxy cần thiết trong ao nuôi.

Biểu hiện khi gan tôm bị nhiễm độc

Khi tôm  bị nhiễm độc gan thì thường sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Màu sắc thân bị biến đổi: màu nhợt nhạt xuất hiện ở giống tôm thẻ, màu đỏ sẫm/ nâu sẫm ở giống tôm sú
  • Tôm kém ăn hoặc bỏ ăn. Về phần vỏ tôm sẽ bị óp, mềm
  • Đường ruột trống rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt khúc. Tôm đi phân trắng
  • Màu sắc gan, tụy nhợt nhạt (hoặc màu nâu sẫm, đen)
  • Gan teo nhỏ lại, chai cứng, khó vỡ nếu bóp phần gan bằng ngón trỏ và ngón cái
  • Tôm yếu dần, có xu hướng bơi tấp vào mé. Tôm còi cọc, chậm lớn
  • Tôm chết rải rác hoặc hàng loạt và chìm xuống đáy ao

    Thành phần:

    Hỗn hợp khoáng vi lượng vô cơ và probiotics

    Trong 1 lít:

    Sorbitol………………………… 500g
    Methionine………………………20g
    Lysin……………………………….20g
    Vitamin B12…………10.000mcg
    TINH CHẤT NHÂN SÂM
    Dung môi vừa đủ …………….1 lít.

    Đặc điểm: dạng dịch sệt, màu hồng đỏ, mùi sâm

    Công dụng:

    • Giải độc gan, bảo vệ và tái tạo tế bào gan, tăng cường hoạt động của gan, giúp phòng ngừa các bệnh về gan.
    • Nâng cao sức đề kháng và nâng cao phản ứng đề kháng.
    • Nâng cao chỉ số tăng trọng như lượng tăng trọng mỗi ngày và chỉ số chuyển đổi thức ăn.
    • Trimin Forte bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm, cá dễ hấp thu, giúp tôm cá tăng trưởng nhanh, tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết và chống stress.
    • Đồng: chống ôxy hóa, chống vi khuẩn, thúc đẩy tăng trọng. Sắt: tạo hồng cầu. Mangan: tạo xương. Kẽm: tăng cường miễn dịch. Selenium: chống ô xy hóa. Crôm: tăng cường điều hòa insulin trong glucose thu nhận, chống stress do nhiệt.
    • Tăng tốc độ phát triển, tăng trọng, nâng cao đề kháng.
    • Tăng khả năng sinh sản, giảm tỷ lệ chết và chống stress.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *